08/02/2023

Lập kế hoạch chi tiêu cho năm 2023 với 4 bước hữu ích!

1. Tổng hợp lại ngân sách cá nhân sau một năm

Vào thời điểm cuối năm, mọi người thường thống kê lại ngân sách trong một năm vừa qua. Hoạt động này giúp bạn biết được tình hình thu chi trong năm, từ đó đánh giá những điểm được và chưa được trong quản lý tài chính để có thể điều chỉnh ở năm sau. 

Với những khoản chi tiêu bạn có thể phân loại thành hai nhóm: chi tiêu thiết yếu là những khoản chi tiêu bắt buộc, không thể hoặc khó thay đổi và nhóm chi tiêu thứ yếu là các khoản có thể điều chỉnh được như ăn uống, mua sắm, du lịch – giải trí…

2. Xác định rõ mục tiêu tài chính của năm nay

Sau khi thống kê lại các danh mục chi tiêu của năm cũ bạn nên xác định rõ mục tiêu tài chính của năm mới. Vào mỗi giai đoạn thì mục tiêu của bạn sẽ thay đổi. Chẳng hạn như năm ngoái bạn đã mua được nhà thì năm nay bạn sẽ nghĩ đến việc mua xe để thuận tiện cho việc di chuyển. 

Để hiểu rõ hơn mục tiêu tài chính là gì, chúng ta cần nắm được các loại mục tiêu phổ biến. Chúng ta có thể phân loại các mục tiêu tài chính dựa vào mốc thời gian mà bạn mong muốn đạt được, chẳng hạn như:

  • Mục tiêu tài chính ngắn hạn: Bạn có thể xem đây là mục tiêu đơn giản, có thể dễ dàng đạt được nhất trong tương lai. Thông thường, bạn chỉ nên xếp những mục tiêu có thể đạt được trong vòng một năm vào loại này, chẳng hạn như mục tiêu sắm đồ mới cho gia đình (tivi mới, máy giặt mới, tủ lạnh mới,…) hoặc phục vụ kỳ nghỉ gia đình.
  • Mục tiêu tài chính trung hạn: Loại mục tiêu này sẽ có khoảng thời gian dài hơn so với loại ngắn hạn, chẳng hạn bạn có thể mất từ 3 đến 5 năm mới có thể đạt được. Đơn cử, bạn có thể cho vào hạng mục này các hoạt động như thanh toán một khoản vay, nợ ngân hàng hoặc hoàn tất mục tiêu tiết kiệm để trả trước cho một món đồ nào đó (xe ô tô chẳng hạn).
  • Mục tiêu tài chính dài hạn: Bên cạnh việc xác định mục tiêu ngắn hạn và trung hạn thì mục tiêu tài chính dài hạn cũng rất quan trọng. Loại mục tiêu này thường phải mất thời gian dài, trung bình hơn 5 năm để đạt được, chẳng hạn như tiết kiệm cho việc du học đại học ở nước ngoài, mua một chiếc xe ô tô mới hoặc chuẩn bị cho việc xây nhà.

3. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm hoặc đầu tư

Sau một năm đi làm chắc hẳn bạn cũng đã tích góp được một khoản tiền kha khá. Khi đó, bạn nên nghĩ đến việc đầu tư hoặc gửi tiết kiệm. Việc này giúp nguồn tiền nhàn rỗi của bạn có thể sinh lời và mang đến cho bạn khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Hiện nay, ngân hàng OceanBank đang cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích giúp dòng tiền được kiểm soát tối ưu nhất. Đặc biệt, khi trở thành khách hàng của ngân hàng OceanBank thì bạn nên sử dụng ứng dụng để quản lý tài khoản và gửi tiết kiệm trực tuyến. 

Mức lãi suất khi gửi tiết kiệm trên ứng dụng ngân hàng điện tử Easy OceanBank Mobile cao so với thị trường. Thời gian gửi càng dài thì số tiền lãi bạn nhận được càng cao. Bạn có thể tham khảo các mức lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến cho từng kỳ hạn của ngân hàng OceanBank tại đây: http://oceanbank.vn/ngan-hang-ca-nhan/chi-tiet/180/tien-gui-co-ky-han.html

 

4. Học cách đầu tư sớm

Thực tế, bạn tiết kiệm đồng thời đi đôi với việc đầu tư sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của bản thân sớm hơn. Hãy bắt đầu tìm hiểu và bắt tay vào đầu tư, lựa chọn kênh đầu tư dựa trên khả năng chịu rủi ro, nguồn vốn và khả năng sinh lời.

Quan trong nhất, đừng “bỏ trứng vào một giỏ”, cần đa dạng hóa kênh đầu tư. Bạn có thể dàn trải rủi ro và tránh bị động khi có biến cố tài chính. Các lợi ích khi bạn dàn trải đầu tư:

  •   Giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ danh mục
  •   Bảo toàn vốn khi chu kỳ thị trường đổi chiều
  •   Lợi nhuận từ nhiều kênh

5. Lợi ích của việc chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu

  • Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư: Với một bản kế hoạch tài chính chỉn chu, bạn sẽ nắm rõ dòng tiền của mình đang đi về đâu, từ đó không còn phải lo lắng việc thiếu trước hụt sau.
  • Chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong đời: Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian chi tiết giúp bạn tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian để đạt được các mục tiêu đã đề ra như kết hôn, sinh con, kinh doanh, du lịch, chu cấp cho cha mẹ…
  • Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ: Biến động cuộc sống là điều khó tránh. Ai cũng có thể bị thất nghiệp, phá sản hoặc gặp vấn đề sức khỏe vào bất kỳ lúc nào. Thế nhưng nếu đã có một bản kế hoạch tài chính cá nhân đến trọn đời, bạn chỉ cần tuân theo và sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố mà không cần phụ thuộc vào ai.
  • Hạn chế áp lực tiền bạc trong cuộc sống: Khi đã có một kế hoạch tài chính hiệu quả, bạn sẽ không còn quá áp lực về tiền bạc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Đặc biệt nếu biết cách quản lý tài chính ngay từ lúc còn trẻ, khi về già bạn sẽ tận hưởng một cuộc sống an nhàn và độc lập.
Lên đầu trang